Các quy định khảo sát địa chất công trình cần lưu ý

acao.vn 639 lượt xem
4.9/5 - (12 bình chọn)

Có rất nhiều quy định khảo sát địa chất công trình cần lưu ý. Vậy đó là những quy định nào? Hãy cùng ACAO – công ty khảo sát địa chất công trình y tín, lớn mạnh hàng đầu tại Hà Nội và các tình thành lân cận tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

quy định khảo sát địa chất công trình

Khảo sát địa chất công trình

Khảo sát địa chất công trình là việc mà phần lớn các công trình muốn thực hiện xây dựng hiện nay đều phải tiến hành đầu tiên để nghiên cứu, đánh giá địa chất tại vị trí  công trình xây dựng.

Mục đích của việc khảo sát địa chất công trình nhằm xác định được cấu trúc của nền đất, nguồn nước dưới đất và những tai biến địa chất, hỗ trợ cho việc quy hoạch hay xử lý nền móng,…Từ đó biết được địa điểm xây dựng có thích hợp không, giúp bộ phận thiết kế phương án xây móng hợp lý cũng như tiết kiệm, đoán được những thảm họa có thể gặp khi thi công để có hướng xử lý.

Ngoài ra, nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình còn có thể xác định được những biến đổi của môi trường địa chất ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, sinh hoạt.

Các công việc khảo sát địa chất công trình chính bao gồm: khoan khảo sát địa chất, đào, xuyên tĩnh, động, nén ngang, nén tĩnh, cắt cánh, địa vật lý, …

Những công trình diện tích hơn 200m2 và cao hơn 3 tầng thì nên tiến hành công tác khảo sát địa chất công trình để chủ công trình và nhà thầu hiểu hơn về kết cấu đất, tính toán phương án xây móng và có phương thức xây dựng thích hợp.

quy định khảo sát địa chất công trình

Các quy định khảo sát địa chất công trình cần lưu ý

1.Nhà ở có diện tích sàn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên thì cần phải thuê nhà thầu khảo sát địa chất công trình xây dựng có năng lực, để thực hiện khảo sát, ngoại trừ có các số liệu khảo sát đáng tin cậy của cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền. Nếu nhà đang ở không thể khảo sát thì cần dựa vào số liệu khảo sát lân cận, người thiết kế trong khi thi công cần theo dõi tình hình địa chất khi mở móng hoặc hạ cọc để có đề án thiết kế móng.

2.Đường giao thông: Quy định khảo sát địa chất công trình, khoan khảo sát địa chất dọc theo các tuyến đường, độ sâu khoan từ 5m/hố đến 30m/hố tùy loại đường và mật độ phương tiện trên đường, khoảng cách từ 500m đến 1.000m mỗi hố khoan.

3.Nội dung nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình thực hiện theo Điều 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và quy định tại các Điểm 2.2.1, 2.3.1 Mục 2, Phần II của Thông tư này. Nhiệm vụ khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt và là cơ sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát.

4. Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất công trình do nhà thầu khảo sát lập và là một trong những cơ sở để xem xét lựa chọn nhà thầu khảo sát. Nhà thầu khảo sát được lựa chọn có trách nhiệm hoàn thiện phương án kỹ thuật khảo sát trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, mức độ nghiên cứu, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát.

5.Quy định khảo sát địa chất công trình về hố khoan: Hố khoan được sử dụng nhằm mục đích khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện địa chất công trình nằm trong khu vực xây dựng. Số lượng hố khoan khống chế ít hơn số hố khoan thông thường. Trong đó, số lượng các điểm hố khoan khảo sát địa chất khống chế tối thiểu là 1/3 số lượng điểm khảo sát. Khi lấy số lượng điểm khoan mẫu và điểm khoan phục vụ cho công tác thí nghiệm hiện trường tối thiểu là 2/3 tổng số điểm khảo sát.

6.Quy định khảo sát địa chất công trình về độ sâu của hố khoan. Quy định khoan khảo sát địa chất về độ sâu hố khoan được chia thành 3 loại tương ứng với 3 nhóm địa chất đơn giản, trung bình và phức tạp. Cụ thể: Địa chất đơn giản, khoan ở độ sâu từ 5m đến 10m và nếu gặp đá nông khoan chạm vào đá không bị phong hóa. Địa chất trung bình, nếu gặp đất tốt thì khoan sâu 10m, còn đá nông thì khoan sâu vào đá tươi tầm 1m.

Trong trường hợp gặp đất yếu phải khoan qua lớp đất yếu, 1/3 số điểm khoan vào đất sâu ít nhất 3m (NSPT > 30); Địa chất phức tạp, nếu gặp đất yếu thì phải độ sâu hố khoan phải khoan qua đất yếu, 1/2 số điểm khoan vào đất tốt từ 3m trở lên. Còn gặp loại đất tốt thì chỉ cần khoan sâu từ 10m đến 15m. Còn gặp đá nông, khoan vào đá tươi 1m.

7.Quy định khảo sát địa chất công trình về khoảng cách hố khoan. Địa chất đơn giản, khoảng cách các hố khoan nên từ 50 m  – 75 m. Hoặc có thể thêm khoảng cách trung bình từ 25 mét tới 30 mét. Đặc biệt phải đảm bảo số khoan nhiều hơn 3 hố khoan cho một nền. Địa chất trung bình, khoảng cách các hố khoan nên cách nhau 30m đến 50m và có thể bổ sung hố ở giữa với khoảng cách 15m tới 25m.

Đảm bảo phải có từ 3 tới 5 hố khoan cho một nhà hoặc cụm công trình xây dựng. Địa chất phức tạp, về số hố khoan phải là ít nhất 3 hố cho công trình đơn lẻ và từ 3 hố tới 5 hố cho công trình lớn hơn hoặc cụm công trình với khoảng cách 2 hố là 20-30m. Cũng có thể thêm hố với khoảng cách 10m. Khoảng cách có thể nhỏ hơn 2m nếu như vùng đất đó dễ lún, sụp để khoanh vùng.

Trên đây là những quy định khảo sát địa chất công trình để mọi người tham khảo. Để nhận tư vấn về dịch vụ khoan thăm dò địa chất chuyên nghiệp, uy tín hãy liên hệ ngay đến ACAO theo đường dây nóng 0987.560.666 nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo