Tìm hiểu về thí nghiệm đo điện trở tiếp địa

acao.vn 1220 lượt xem
Rate this post

Thí nghiệm đo điện trở được thực hiện nhằm đảm bảo sự an toàn khi nối đất chống sét, nối đất làm việc của các thiết bị điện. Vậy thí nghiệm này được thực hiện theo các phương pháp nào? Cùng ACAO tìm hiểu ngay qua các thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

thí nghiệm đo điện trở

Mục đích của thí nghiệm đo điện trở tiếp địa

Trong những ngày mưa giông, hiện tượng sấm sét là một yếu tố nguy hiểm có thể gây cháy nổ, thiệt hại nặng nề về người và của. Do đó, việc xây dựng một hệ thống tiếp địa không chỉ giúp truyền tải được lượng điện trong sét, mà còn giúp truyền những dòng điện rò rỉ từ mạch điện xuống lòng đất giúp đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Hệ thống tiếp địa này thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc lad từ 1,2 – 2,5m được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa, phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng, công trình cụ thể.

Việc tiến hành thí nghiệm đo điện trở, kiểm tra hệ thống chống sết định kỳ để đảm bảo:

  • An toàn tính mạng cho người dùng.
  • Bảo vệ tài sản.
  • Giảm thiểu mọi thiệt hại, hư hỏng và làm tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện được tiếp đất.
  • Tránh và hạn chế tình trạng cháy nổ, giật điện….xuống mức thấp nhất.

Sau một thời gian sử dụng, giá trị điện trở có thể tăng lên vượt mức giá trị cho phép do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng……Do đó phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng.

thí nghiệm đo điện trở

Các phương pháp thí nghiệm đo điện trở tiếp địa

Phương pháp điện áp rơi 3 cực

Nguyên lý thí nghiệm đo điện trở đất bằng phương pháp này là dựa vào bơm một dòng điện vào trong mạch gồm đồng hồ đo, cọc nối đất, điện cực dòng, đồng hồ đo. Nên để khoảng cách giữa các điện cực xa nhau nhất có thể, điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu là 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo. Thông thường, khoảng cách sẽ là 40m.

Điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng, trong khu vực mà điện thế = 0. Để đảm bảo sự chính xác, nên thực hiện cả 3 phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Nếu kết quả của cả 3 lần đo trùng nhau thì vị trí cắm các điện cực áp là chính xác.

thí nghiệm đo điện trở

Phương pháp 4 cực

Đối với hệ thống nối đất liên hợp có hệ thống nối đất riêng lẻ kết nối ngầm với nhau, khi thực hiện đo cần tiến hành cô lập từng hệ thống nối đất riêng lẻ bằng cách sử dụng thêm các kìm đo. Điện áp cực và điện áp dòng sẽ được bố trí như phương pháp đo điện áp rơi 3 cực, tuy nhiên, dòng điện sẽ được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Đồng hồ đo sẽ tính toán điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.

Phương pháp hai kìm

Đây là phương pháp thí nghiệm đo điện trở được sử dụng cho hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau với mục đích là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới có thể thoát khỏi dòng sét một cách hiệu quả. Tuy phương pháp nối đất với điện trở cố định thấp duy trì được những tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không có đầy đủ chức năng chống sét.

thí nghiệm đo điện trở

Phương pháp xung

Phương pháp xung được dùng để đo điện trở của những cột điện cao thế, cho phép người thực hiện xác định được trở kháng đất của cả 1 tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp này, đường dây cao thế không cần ngắt điện.

Trên đây là thông tin về thí nghiệm đo điện trở mà ACAO muốn chia sẻ đến mọi người, mong rằng thông tin sẽ hữu ích. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ đo điện trở tiếp địa chuyên nghiệp hãy liên hệ đến ACAO qua thông tin bên dưới chân trang web nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo