Kỹ thuật xây dựng là gì? Tìm hiểu về ngành kỹ thuật xây dựng

acao.vn 738 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Kỹ thuật xây dựng là gì? Vai trò của kỹ thuật xây dựng là gì? Ngành học kỹ thuật xây dựng là gì? Hãy cùng ACAO tìm hiểu một số thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kỹ thuật xây dựng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

kỹ thuật xây dựng là gì

Kỹ thuật xây dựng là gì?

Kỹ thuật xây dựng là gì? Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực của kỹ thuật liên quan đến việc tư vấn thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức thi công và quản lý các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường hầm, tòa nhà, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển…

Kỹ sư xây dựng trong ngành kỹ thuật xây dựng sẽ trực tiếp tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, địa chất, vị trí công trình,…; kỹ sư cũng tham gia vào thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công, thiết kế sơ bộ, kiểm soát và đảm bảo chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát công trình, kiểm tra chất lượng bê tông vật liệu, lập và theo dõi tiến độ dự án.

kỹ thuật xây dựng là gì

Vai trò của kỹ thuật xây dựng đối với các công trình xây dựng

  • Có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, hình thành nên các tài sản cố định của nền kinh tế, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, nhà máy, trường học… góp phần thay đổi diện mạo đất nước.
  • Nhờ có kỹ thuật xây dựng, các công trình, dự án xây dựng được triển khai một cách chi tiết, cụ thể và đảm bảo đúng với kế hoạch, định hướng đề ra với các bản vẽ kỹ thuật hoặc bản thảo dự án, bản kế hoạch,… được triển khai.
  • Kỹ thuật xây dựng đảm bảo hạn chế tối đa mọi sai sót, gian lận trong quá trình thi công xây dựng với các phân ngành liên quan đến quản lý, giám sát chặt chẽ thi công tại công trình, kiểm tra về chất lượng vật liệu xây dựng và những công trình sau khi đã hoàn thiện có chuẩn xác, đúng với bản vẽ kỹ thuật, bản kế hoạch trước đó hay không.
  • Kỹ thuật xây dựng cũng tạo được rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư, công nhân viên, mở ra triển vọng phát triển hiện tại và trong tương lai  khi có hàng loạt các ngành liên quan, luôn sẵn sàng tiếp nhận nhân sự.
  • Với những công trình mang tầm cỡ quốc gia, kỹ thuật xây dựng lại càng có vai trò quan trọng khi khẳng định được vị thế của mình, hoàn thành đúng với mục tiêu đề xuất giúp tiết kiệm được nguồn ngân sách quốc gia, xây nên những công trình kiến trúc vĩ đại là niềm tự hào của chính kỹ sư và đất nước.

kỹ thuật xây dựng là gì

Tìm hiểu về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng

Các môn học cần học

  • Khối địa cương: Lý luận chính trị; khoa học tự nhiên và tin học; tiếng Anh; Giáo dục quốc phòng; Giáo dục thể chất.
  • Khối ngành: Quá trình hóa sinh trong kỹ thuật mỗi trường; Giới thiệu về kỹ thuật khoa học; Sức bền vật liệu; Địa chất công trình; ….
  • Khối chuyên ngành: Thủy lực công trình; Kỹ thuật môi trường; thiết kế bê tông cốt thép; Kỹ thuật nền móng;…

Các phân ngành trong kỹ thuật xây dựng

  • Địa kỹ thuật: Thực hiện các công việc liên quan đến thăm dò, xử lý các tính chất của vật liệu đất, sau đó ứng dụng làm nền móng hay vật liệu xây dựng.
  • Kỹ thuật vận tải: Các công việc liên quan đến vận chuyển các loại vật liệu kỹ thuật, máy móc, thiết bị như máy động cơ, máy phát lực, giàn giáo, máy vận chuyển ngang, máy nâng – chuyển, gia cố nền móng xây dựng và máy làm đất….
  • Kỹ thuật môi trường: Bao gồm việc quản lý xử lý rác thải, vật liệu xây dựng, các loại vữa, máy móc thiết bị sau khi hoàn thiện công trình nhằm đảm bảo không gây ra tác hại ô nhiễm môi trường.
  • Kỹ thuật thủy lợi: Liên quan đến xây dựng với các công trình thủy lợi như: đập, trạm bơm, cống, hệ thống dẫn, hồ chứa nước, chuyển nước, bờ bao thủy lợi, bờ kè và công trình khác phục vụ khai thác, quản lý thủy lợi.
  • Kỹ thuật quản lý vật liệu xây dựng: Thực hiện công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát từ khâu lựa chọn vật liệu xây dựng, lên kế hoạch về số liệu cụ thể, loại vật liệu, chất lượng vật liệu, dự toán được chi phí vật liệu xây dựng để hạn chế tối đa vấn đề chi phí phát sinh.
  • Quản lý xây dựng: Kiểm soát thời gian của một dự án, chất lượng và mức chi phí phù hợp cho công trình đó.
  • Kỹ thuật xây dựng dân dụng: Có nhiệm vụ thiết kế, thi công và thực hiện bảo trì đối với các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đập, đường hầm, tòa nhà,…

Qua những thông tin chia sẻ trên, ACAO mong rằng sẽ giúp các bạn phần nào đó hiểu về kỹ thuật xây dựng là gì? Chúc các bạn có đam mê với ngành học, ngành nghề kỹ thuật xây dựng sẽ thành công trong tương lai nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo