Kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình

acao.vn 371 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng nghỉ của ngành xây dựng, nhiều kỹ thuật khoan alternating dumbbell snatch khảo sát địa chất công trình được áp dụng hơn. Nổi bật đó chính là kỹ thuật khoan xoay, khoan ép, khoan đập, khoan lòng máng. Mỗi phương pháp kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình sẽ có những ưu thế nổi bật riêng, hãy cùng ACAO làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình

Hiểu rõ về công tác khoan khảo sát địa chất

Khảo sát địa chất công trình là công việc xác định chính xác các tầng đất tại khu vực dự kiến xây dựng bằng các loại máy khoan chuyên dụng, khoan sâu xuống lòng đất. Sau khi hoàn thành thì tiến hành thí nghiệm các mẫu đất, đá để xác định tính chất cơ lý của đất, đá và cường độ chịu tải của nó và từ đó tính toán đưa ra phương án thiết kế nền móng sao cho hợp lý, đảm bảo an toàn của công trình và giảm tối thiểu giá thành xây dựng cho chủ đầu từ.

Những thông số và chỉ tiêu của đất cần được nghiên cứu, xác định trong quá trình khảo sát địa chất gồm có:

  • Xác định được có bao nhiêu lớp đất tính từ mặt đất khoan xuống tới hết chiều sâu của hố.
  • Độ dày của từng lớp đất là bao nhiêu?
  • Trạng thái, màu sắc của từng lớp đất như thế nào?
  • Chỉ số SPT hiện trường của mỗi lớp đất trong hố khoan khảo sát địa chất.
  • Tính cơ lý của đất và các số liệu thí nghiệm của mỗi mẫu đất.
  • Còn đối với đá thì xác định cường độ kháng nén.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình:

  • Sự phân bố của các tầng đất đá theo chiều rộng, chiều sâu trong khu vực khảo sát.
  • Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất và độ bền của đất trực tiếp tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, sức chịu tải của các tầng đất trong khu vực KSĐC. Từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp xây dựng móng, kích thước móng và độ sâu chôn móng an toàn và hợp lý, cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.
  • Xác định đặc điểm của nước ngầm, cao độ của mực nước ngầm trong khu vực KSĐC ảnh hưởng đến điều kiện thi công, sử dụng công trình.

kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình

Kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình

Kỹ thuật khoan đập

Khoan đập là dùng mũi dạng ống có van để khoan vào các địa tầng đất ở trạng thái xốp hoặc rời đến chặt như là cát, sỏi, cuội,… và đập vét lỗ khoan lấy đúng mẫu thí nghiệm. Trong quá trình khoan, nếu gặp các địa tầng đá cuội lớn, đất hòn lớn, đá tảng lớn hơn miệng mũi khoan thì phải dùng các choòng khoan phá, như vậy mới có thể lấy được mẫu thí nghiệm. Nếu không thì bắt buộc phải chọn phương án khoan hố khoan khác phù hợp hơn.

Kỹ thuật khoan lòng máng, khoan thìa

Khoan lòng máng, khoan thìa là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, bởi cách lấy mẫu khoan địa chất này khoan được hầu hết trên những loại đất đá khác nhau như  lớp đất rời ẩm ướt, đất dính ở trạng thái dễ chảy, dạng bùn. Phương pháp này sử dụng bộ dụng cụ khoan dạng lòng máng hoặc dạng thìa để khoan hố thăm dò đất nền xây dựng và vét dọn đáy lỗ khoan.

Kỹ thuật khoan ép

Đây là cách lấy mẫu khoan địa chất hoàn hảo nhất có những nơi có địa chất phức tạp, dễ bị sập, lún. Cách khoan ép này dùng loại ống mẫu có van hoặc mũi khoan hom để khoan các tầng đất dính ở trạng thái chảy, bùn. Cách lấy mẫu khoan địa chất này giúp lấy mẫu đất đá phục vụ cho việc tiến hành thí nghiệm, khi không thể lấy được mẫu bằng những loại mũi khoan khác.

Kỹ thuật khoan xoay

Cách lấy mẫu khoan địa chất bằng phương pháp này có độ chính xác, hiệu quả cao và còn khoan được cả những lớp đất đá cứng. Không những thế, phương pháp này dùng để khoan khảo sát địa chất ở những cọc có đường kính lớn nữa.

Chính vì vậy, khoan xoay được áp dụng rất nhiều tại các khu vực xây dựng trong những năm gần đây. Nó có thể thực hiện theo nhiều công nghệ như khoan guồng xoắn, khoan hợp kim, khoan ống nòng đôi. Trong đó:

  • Khoan xoay bằng mũi hợp kim: Được dùng để khoan vào các lớp đất đá cứng từ cấp III đến cấp VII.
  • Khoan xoay bằng mũi guồng xoắn: Khoan các lớp đất dính ở trạng thái dẻo, nửa cứng cấp II, cấp III.
  • Khoan xoay bằng ống nòng đôi là 1 bộ dụng cụ khoan sử dụng 2 bộ lưỡi khoan hợp kim quay độc lập với nhau gắn vào đồng trục. Cách này thích hợp để khoan tại các khu có lớp các lớp đất đá khó lấy mẫu, cứng từ cấp III đến cấp VII.

Trên đây là một số kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình phổ biến mà ACAO muốn chia sẻ đến mọi người. Để sử dụng dịch vụ khoan khảo sát địa chất công trình chất lượng, chuyên nghiệp hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng: 0987.560.666 để nhận tư vấn, báo giá nhé!

 

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo