Bài tập địa chất công trình

acao.vn 2479 lượt xem
3.4/5 - (8 bình chọn)

Dưới đây là một số bài tập địa chất công trình, các bạn hãy tham khảo, luyện giải bài tập nhé! Chúc các bạn học tập vui vẻ và đạt hiệu quả cao như mong muốn.

Bài 1. Mẫu đất rời có độ ẩm 22,5%, trọng lượng thể tích 18,6 kN/m3, trọng lượng riêng 27 kN/m3. Trọng lượng thể tích khô ở trạng thái chặt nhất là 17,1 kN/m3, ở trạng thái xốp nhất là 13,6 kN/m3. Xác định trạng thái của mẫu đất.

Bài 2. Chứng minh công thức:

Mẫu đất ở trạng thái tự nhiên cân nặng 119,4g, sau khi sấy khô hoàn toàn cân nặng 98g. Giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất lần lượt là 31% và 19%. Xác định tên và trạng thái của đất.

Bài 3: Hai mẫu đất thí nghiệm cho ra kết quả sau:

γ C (kN/m3) W (%) WL (%) WP (%)
Mẫu 1 2,7 16,5 21 45 25,8
Mẫu 2 2,68 25,8 20,5 38,7 20
  1. Hãy so sánh hàm lượng hạt sét của hai mẫu đất
  2. Tính độ rỗng, độ bão hòa, độ sệt của hai mẫu đất

Bài 4. Một tầng sét pha có hệ số rỗng 0,8; trọng lượng thể tích tự nhiên 17,6 kN/m3. Hãy tính thể tích nước cần thêm vào 500m3 để đất đạt trạng thái bão hòa nước (Sr=1).

Bài 5: Chứng minh công thức:

Hãy tính hệ số rỗng và độ rỗng của mẫu đất có thể tích 60cm3, sau khi sấy khô hoàn toàn mẫu có khối lượng 89,9g. Tỷ trọng của đất là 2,72, cho g = 10m/s2

Bài 6. Thí nghiệm mẫu đất mùa khô cho biết trọng lượng riêng 27 kN/m3, trọng lượng thể tích tự nhiên 16,5 kN/m3, trọng lượng thể tích khô 14,6 kN/m3, giới hạn chảy 43,2%, giới hạn dẻo 20%.1.Xác định tên và trạng thái của đất.2.Vào mùa mưa, khi nước chứa đầy lỗ rỗng của đất thì trọng lượng thể tích của đất tăng bao nhiêu? Trạng thái của đất thay đổi như thế nào?

Bài 7: Một mẫu đất ở trạng thái tự nhiên cân nặng 120g, thể tích 65cm3. Thêm 10ml nước vào mẫu đất, đất đạt trạng thái giới hạn chảy. Sấy đất đến trạng thái giới hạn dẻo, khối lượng mẫu đất còn 96g. Khi sấy khô hoàn toàn khối lượng mẫu đất còn lại 90g. Tỷ trọng của đất là 2,68. Xác định trọng lượng thể tích tự nhiên của đất, trọng lượng thể tích khô, trọng lượng thể tích no nước, trọng lượng thể tích đẩy nổi của đất, gọi tên và xác định trạng thái của đất.

Bài 8. Thí nghiệm nén đất trong phòng, mẫu đất cao 20mm, độ lún theo đồng hồ đo biến dạng là 6mm. Mẫu đất thí nghiệm có trọng lượng thể tích tự nhiên 18,6 kN/m3, độ ẩm tự nhiên 21%.Giả sử độ ẩm của đất không đổi khi bị nén, hãy xác định trọng lượng thể tích khô của mẫu đất trước và sau khi thí nghiệm nén như trên.

Bài 9. Mẫu đất có tiết diện 105cm2, cao 25cm. Thí nghiệm cho nước thấm qua mẫu dưới tác dụng của áp lực nước thấm không đổi là 85cm. Sau 5 phút, lượng nước thấm qua mẫu đất thu được là 700cm3. Hỏi hệ số thấm của mẫu đất là bao nhiêu mét/ngày (1 ngày = 24h).

Bài 10. Mẫu đất sét có chiều cao h0=2,54cm, tiết diện ngang 50cm2. Thí nghiệm nén không nở hông cho kết quả sau:

Áp lực nén (kN/M3) 0 50 100 200 400
Độ lún (xm) 0 1220 1590 2020 2210
  1. Vẽ đường cong nén của đất.

2.Xác định hệ số nén lún (a), môđun biến dạng (Eo) của đất trong khoảng áp lực 50-100kN/m2, lấy hệ số Poisson ν=0,35.

Trên đây là một số bài tập địa chất công trình có lời giải, các bạn hãy tham khảo và tải về để luyện tập, nâng cao nguồn kiến thức cho bạn thân và hoàn thành khóa học của mình với kết quả tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo